Lịch Sử Hương Thơm – Mùi thơm liên quan mật thiết đến sự phát triển của loài người.
1. Lịch sử ra đời của hương thơm
Ganjin, một cao tăng triều đại nhà Đường – Trung Quốc đến Nhật Bản vào năm 754 SCN. Vị cao tăng đáng kính này được biết đến trong việc giới thiệu và truyền bá những lý luận Phật giáo đến Nhật Bản, ngoài ra ngài cũng được nhớ đến với những đóng góp của mình trong lịch sử phát triển nghệ thuật làm hương thơm.
Thông qua mùi hương thảo dược cùng kỹ thuật nerikoh (một kỹ thuật pha trộn các mùi hương), Ganjin đã giới thiệu những mùi hương đặc trưng và phổ biến của triều đại nhà Đường – Trung Quốc đến Nhật bản.
Takimono là một hình thức khác của việc pha trộn giữa bột hương sử dụng trong y học cùng với một số chất tạo độ keo như mật hoa hoặc dịch quả. Không có bất cứ một loại hương liệu thơm nào ở Nhật cho đến khi Takimono xuất hiện, thay vào đó, người ta đốt hương trầm dùng trong y học để tạo nên hương thơm.
Bản chất của nerikoh là hòa trộn các hương liệu, do đó mỗi công thức trộn hương khác nhau cho ra một mùi thơm khác nhau. Kết quả, con người có thể tạo ra những mùi hương yêu thích của chính mình bằng các cách thức pha trộn.
Từ đấy, hương thơm không chỉ được sử dụng trong tôn giáo, mà còn được thiết kế nhằm tạo ra những mùi thơm thanh nhã để con người thư giãn – hay còn được gọi là “soradakimono”. Đây là điểm khởi đầu của việc sử dụng hương thơm như một môn nghệ thuật có tính thẩm mỹ cao ở Nhật.
Các quý tộc thời kỳ Heian (từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 12) đã pha chế takimono gốc với mong muốn tìm kiếm các mùi hương thanh nhã và cao quý để sử dụng. Mỗi mùi hương được sử dụng cho những thời điểm khác nhau, mỗi mùa và mỗi dịp lễ hội khác nhau tùy theo hoàn cảnh từng thời điểm.
Các quý tộc đã trộn và đốt các mùi hương mà mình yêu thích để những hương thơm này thấm vào trang phục và bao phủ căn phòng của các vị khách,. “Takimonoawase”, một trò chơi về hương thơm nơi những người tham gia phải tạo ra những mùi hương thơm hơn, đã ra đời trong khoảng thời gian này.
Không thỏa mãn với những mùi hương đơn điệu từ hoa và các loại trái cây trong thiên nhiên, những quý tộc này còn tạo nên những hương thơm yêu thích của riêng bản thân họ. Từ đây, hương thơm được sử dụng như một nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản gắn liền với nhận thức của con người về các thời điểm khác nhau trong năm.
2. Tầm quan trọng của hương thơm
Như đã nói ở trên, hương thơm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ tác động đến nhiều mặt của đời sống và cảm xúc của con người. Một số lợi ích của hương thơm có thể kể đến như:
- Tạo hương thơm cho không gian: Sử dụng hương thơm mang đến không gian dễ chịu và thoải mái, khiến môi trường xung quanh trở nên ấm áp và thân thiện.
- Trị liệu bằng hương thơm: Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng mùi hương dễ chịu có thể thúc đẩy sự sáng tạo và giúp con người thư giãn tinh thần, giảm bớt căng thẳng.
- Loại bỏ mùi hôi: Mùi khó chịu làm giảm chất lượng không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Sử dụng hương thơm phù hợp có thể giải quyết vấn đề này, tạo ra không gian thơm mát và dễ chịu.
3. Hương thơm trong sản phẩm hương (nhang)
Nhang (hay hương) được tạo ra từ các chất có mùi thơm của thực vật, bổ sung thêm tinh dầu từ thực vật hoặc động vật để tạo nên mùi thơm khi cháy. Nhang được dùng phổ biến trong các nghi lễ tôn giáo, ngoài ra còn dùng để trị liệu hoặc đơn thuần là tạo tính thẩm mỹ.
Nhang hiện nay được điều chế chủ yếu từ 3 loại gỗ, bao gồm trầm hương, kỳ nam và đàn hương. Cụ thể:
Trầm hương
Trầm hương được tạo ra từ quá trình tự chữa lành của cây Dó Bầu trong các khu rừng phía Đông Nam Bộ. Khi cây bị thương, chất nhựa từ bên trong sẽ tiết ra như một cơ chế tự bảo vệ và chữa lành. Phần gỗ tích tụ nhiều nhựa cây sẽ trở thành Trầm hương, bao gồm cả kỳ và trầm.
Kỳ nam
Tuy có quá trình hình thành trầm hương nhưng không phải cây nào cũng xuất hiện kỳ nam. So với trầm hương thì kỳ nam có giá trị cao và khan hiếm hơn rất nhiều. Đây là phần gỗ tích tụ một lượng dầu lớn, có màu đen sẫm, bao bọc phía ngoài bằng một lớp trầm có màu hơi vàng.
Đàn hương
Gỗ Đàn hương có nguồn gốc từ Ấn Độ với nhiều giá trị quý hiếm. Mùi hương của loại gỗ này ấm ngọt và nồng đượm, được sử dụng trong nhiều nghi lễ tôn giáo và tâm linh. Trên thị trường hiện nay có hai loại đàn hương, bao gồm đàn hương đỏ và đàn hương trắng với đặc tính khác biệt. Trong đó, đàn hương trắng có trọng lượng nặng, vân mịn và hương thơm lâu, giá trị kinh tế cao hơn so với đàn hương đỏ.
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn một số thông tin về lịch sử ra đời của hương. Có thể thấy, hương thơm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt là nhang (hương) được dùng trong các nghi lễ tôn giáo và tâm linh.