Cách lấy sáp ra khỏi lọ nến thơm

Sử dụng tủ đông để lấy sáp

 

 Phương pháp này sẽ hiệu quả nhất đối với lọ nến chỉ còn một ít sáp dính ở đáy. Ngoài ra, bấc nến không được dính ở đáy lọ.

  • Nếu bấc nến dính ở đáy lọ thì sáp khó có thể tróc ra gọn gàng. Bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp mô tả dưới đây về cách dùng nước sôi để lấy sáp.

 Nhiều lọ nến được thiết kế thu nhỏ tại miệng lọ, nghĩa là sáp có thể bị kẹt trong khi được lấy ra. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách dùng dao cắt bơ cắt nhỏ sáp bên trong lọ. Khi sáp đông lạnh thì nó sẽ vỡ thành các mảnh nhỏ. Các mảnh nhỏ sẽ dễ lấy ra ngoài hơn là một miếng lớn. Bạn có thể dùng kỹ thuật này cho các vật đựng nến có hình dạng khác.

  • Nếu bạn đang dùng nến lọ thông thường với vách thẳng đứng thì không cần phải cắt nhỏ sáp nến.

 Đặt lọ nến lên một mặt phẳng trong tủ đông để nó không đổ nhào. Nước sẽ nở ra khi đóng băng nhưng sáp thì co lại. Điều này có nghĩa sáp nến sẽ tách khỏi các vách lọ.

 Việc này có thể chỉ mất 20-30 phút,nhưng có khi kéo dài hàng giờ.
 Sau khi sáp đã đông cứng, bạn có thể lấy lọ ra khỏi tủ đông. Bạn nên kiểm tra xem sáp đã đông hay chưa bằng cách nhấn tay vào một góc. Nếu sáp xê dịch qua lại thì có nghĩa nó đã đóng băng và có thể lấy ra.
 Lật úp lọ xuống để sáp rơi ra ngoài. Nếu sáp không rơi ra, bạn hãy gõ nhẹ lọ nến lên mặt bàn. Bạn cũng có thể chèn lưỡi dao giữa sáp nến và vách lọ, và nhấn vào cán dao để bẩy sáp lên.
 Nếu chân bấc còn dính ở đáy lọ thì bạn dùng đầu lưỡi dao bẩy nó ra.
 Có thể còn một ít vụn sáp dính quanh thành lọ. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể dùng dao cắt bơ cạo hết sáp. Bạn cũng có thể vệ sinh vụn sáp bằng cách rửa với nước và xà phòng, hoặc dùng dầu em bé lau sạch.

 Bây giờ bạn có thể tái sử dụng lọ nến bằng cách lắp bấc mới và rót sáp lỏng vào đó. Bạn cũng có thể trang trí cho lọ và dùng để đựng bút, dụng cụ nấu ăn hay các vật khác.

  • Cân nhắc giữ lại sáp nến. Bạn có thể nấu chảy sáp trong nồi cách thủy và sử dụng sáp để làm cây nến mới hay sáp thơm.

Sử dụng nước sôi để lấy sáp

 Phương pháp này sẽ hiệu quả nhất đối với lọ nến chỉ còn một ít sáp dính ở đáy. Ngoài ra, bấc nến không được dính ở đáy lọ.

  • Nếu bấc nến dính ở đáy lọ thì sáp khó có thể tróc ra gọn gàng.Bạn có thể cân nhắc sử dụng phương pháp mô tả dưới đây về cách dùng nước sôi để lấy sáp.

 Nhiều lọ nến được thiết kế thu nhỏ tại miệng lọ, nghĩa là sáp có thể bị kẹt trong khi được lấy ra. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách dùng dao cắt bơ cắt nhỏ sáp bên trong lọ. Khi sáp đông lạnh thì nó sẽ vỡ thành các mảnh nhỏ. Các mảnh nhỏ sẽ dễ lấy ra ngoài hơn là một miếng lớn. Bạn có thể dùng kỹ thuật này cho các vật đựng nến có hình dạng khác.

  • Nếu bạn đang dùng nến lọ thông thường với vách thẳng đứng thì không cần phải cắt nhỏ sáp nến.
 Đặt lọ nến lên một mặt phẳng trong tủ đông để nó không đổ nhào. Nước sẽ nở ra khi đóng băng nhưng sáp thì co lại. Điều này có nghĩa sáp nến sẽ tách khỏi các vách lọ.
 Việc này có thể chỉ mất 20-30 phút,[2] nhưng có khi kéo dài hàng giờ.
 Sau khi sáp đã đông cứng, bạn có thể lấy lọ ra khỏi tủ đông. Bạn nên kiểm tra xem sáp đã đông hay chưa bằng cách nhấn tay vào một góc. Nếu sáp xê dịch qua lại thì có nghĩa nó đã đóng băng và có thể lấy ra.
 Lật úp lọ xuống để sáp rơi ra ngoài. Nếu sáp không rơi ra, bạn hãy gõ nhẹ lọ nến lên mặt bàn. Bạn cũng có thể chèn lưỡi dao giữa sáp nến và vách lọ, và nhấn vào cán dao để bẩy sáp lên.
 Nếu chân bấc còn dính ở đáy lọ thì bạn dùng đầu lưỡi dao bẩy nó ra.
Có thể còn một ít vụn sáp dính quanh thành lọ. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể dùng dao cắt bơ cạo hết sáp. Bạn cũng có thể vệ sinh vụn sáp bằng cách rửa với nước và xà phòng, hoặc dùng dầu em bé lau sạch.

 Bây giờ bạn có thể tái sử dụng lọ nến bằng cách lắp bấc mới và rót sáp lỏng vào đó. Bạn cũng có thể trang trí cho lọ và dùng để đựng bút, dụng cụ nấu ăn hay các vật khác.

  • Cân nhắc giữ lại sáp nến. Bạn có thể nấu chảy sáp trong nồi cách thủy và sử dụng sáp để làm cây nến mới hay sáp thơm.

Sử dụng nước sôi để lấy sáp

 Phương pháp này sẽ làm vấy bẩn nên bạn cần bảo vệ mặt bàn khi sáp bị đổ ra ngoài. Bảo vệ mặt bàn bằng cách trải chiếc khăn tắm cũ hoặc tờ giấy báo lên bề mặt làm việc. Bạn cũng có thể làm việc trên cái khay nướng bánh cũ.

Đâm mũi dao vào lọ nến (hoặc vật đựng nến khác) và chọc liên tục để khiến sáp vỡ thành các mảnh nhỏ. Việc này sẽ giúp sáp tan chảy nhanh hơn, và nước sẽ chảy xuống bên dưới lớp sáp để tách nó ra khỏi thủy tinh

 Tuy nhiên, đừng rót nước đầy lọ. Sáp sẽ bắt đầu tan chảy và nổi lên trên mặt nước.

 Nước sẽ nguội sau vài giờ, sáp tan chảy bây giờ đã đóng rắn. Sự khác biệt duy nhất đó là sáp đã nổi lên trên mặt nước nên bạn có thể lấy ra dễ dàng.

 Khi sáp đã đông lại thì bạn có thể vớt ra dễ dàng. Nên nhớ nước có thể tràn ra khỏi lọ khi bạn vớt sáp ra.

 Bạn có thể lấy chân bấc ra dễ dàng bằng cách dùng lưỡi dao bẩy nó ra. Nếu không bẩy ra được thì bạn chỉ cần rót thêm nước sôi vào, và cố bẩy một lần nữa khi nước vẫn còn nóng.

 Nếu sáp còn sót lại trong lọ thì bạn dùng dao cạo sạch. Bạn cũng có thể rửa lọ bằng nước ấm và xà phòng. Một cách khác để vệ sinh vụn sáp đó là nhúng cục bông gòn tẩy trang trong dầu em bé và lau quanh thành lọ.

 Bây giờ bạn có thể tái sử dụng lọ tùy ý thích. Rót sáp mới vào lọ để làm một cây nến khác, hoặc trang trí lọ để làm đồ đựng các vật khác.

  • Cân nhắc giữ lại sáp nến. Bạn có thể nấu chảy sáp trong nồi cách thủy và sử dụng sáp để làm cây nến mới hay sáp thơm.

Sử dụng nước nóng và nồi để lấy sáp

 Nếu bạn có nhiều lọ nến cần vệ sinh thì có thể đặt chúng vào bồn rửa hay nồi, miễn là có đủ không gian để xếp vào thoải mái. Phương pháp này không hiệu quả lắm với nến làm từ sáp rất cứng, nhưng hiệu quả đối với nến đậu nành do nhiệt độ nóng chảy thấp của sáp gốc đậu nành.

 Đừng rót nước cao quá mực sáp bên trong lọ và không để nước tràn vào sáp. Nếu bạn dùng bồn rửa thì nhớ đóng nút xả.

 Nếu bạn dùng sáp rất mềm như sáp đậu nành, thời gian chờ sẽ không lâu. Bạn nên kiểm tra xem sáp đã mềm ra chưa bằng cách nhấn ngón tay vào. Nếu ngón tay để lại một vết lõm trên sáp thì sáp đã sẵn sàng để lấy ra.

  • Nến làm từ các loại sáp cứng hơn có thể khó lấy ra; tuy nhiên, phần chạm vào vách thủy tinh thường đủ mềm để bạn dùng dao cậy nó ra.

 Khoan hãy lấy lọ ra khỏi nước. Thay vào đó, bạn sẽ dùng một tay giữ lọ. Tay còn lại cầm dao cắt bơ, và trượt lưỡi dao vào giữa sáp và vách thủy tinh. Lắc nhẹ dao để luồn dao xuống dưới lớp sáp. Đẩy vào cán dao để bẩy lớp sáp ra, hoặc tối thiểu là làm nó tróc ra để bạn có thể lấy ra dễ dàng.

 Nếu sáp vẫn còn trong lọ thì bạn lật úp lọ xuống và gõ nhẹ lên mép bàn.

 Chân bấc thường sẽ đi ra cùng sáp nến, nhưng nếu nó còn dính lại thì bạn dùng mũi dao cắt bơ cậy nó ra khỏi đáy lọ.

 Nếu còn vụn sáp sót lại bên trong lọ, bạn có thể rửa lọ bằng nước ấm và xà phòng. Bạn cũng có thể dùng bông gòn tẩy trang tẩm dầu em bé để lau vụn sáp.

 Bây giờ lọ đã sẵn sàng để tái sử dụng. Bạn có thể sơn hoặc trang trí tùy ý thích để đựng các vật dụng khác. Bạn cũng có thể gắn bấc mới và rót sáp lỏng vào để làm cây nến mới.

  • Cân nhắc tận dụng sáp cũ để làm lọ nến mới hoặc làm sáp thơm.

Sử dụng lò nướng để lấy sáp

 Khởi động lò và đặt ở nhiệt độ 94°C. Nhiệt độ này là vừa đủ để sáp nến tan chảy.

 Màng nhôm không chỉ bảo vệ khay nướng mà còn giúp cho việc lau dọn dễ dàng hơn; tất cả những gì cần làm là kéo màng nhôm ra, vo lại và vứt đi. Nhớ phủ màng nhôm lên thành khay nướng như trên hình để sáp lỏng không vãi vào khay nướng khi bạn rút ra khỏi lò (nếu không, mẻ bánh quy được nướng sau đó sẽ có mùi sáp).

 Bạn sẽ cho khay nướng vào lò và nấu đến khi sáp tan chảy, do đó bạn cần chừa đủ không gian giữa mỗi lọ. Nếu bạn có rất nhiều lọ, hoặc lọ chứa nhiều sáp, cân nhắc chỉ đặt vài lọ vào khay nướng cho mỗi lần nấu; nếu không, sáp nóng chảy có thể tràn xuống đáy lò.

 Sau khoảng 15 phút, sáp sẽ tan chảy và ngập ở đáy khay nướng. Đừng bỏ đi nơi khác khi lò đang vận hành vì sáp nóng chảy rất dễ bốc cháy.

  • Cân nhắc mở cửa sổ. Sáp nóng chảy sẽ sinh ra nhiều tinh dầu thơm. Toàn bộ căn phòng sẽ có mùi thơm của sáp, nhưng cũng dễ khiến bạn nhức đầu.

 Đặt khay lên trên bề mặt chịu nhiệt.

 Thủy tinh sẽ rất nóng bên bạn phải dùng găng tay chống nóng

 Có thể còn một ít sáp bên trong lọ, nhất là quanh mép lọ nơi chạm vào sáp nóng chảy.

  • Nếu khăn giấy không thể lau hết sáp thì bạn rửa lò bằng xà phòng và nước, hoặc dùng bông gòn tẩy trang tẩm dầu em bé để lau sáp.

 Bây giờ bạn có thể gắn bấc mới và rót sáp lỏng vào để làm cây nến mới. Bạn cũng có thể sơn trang trí cho lọ để dùng đựng các vật khác.

Lời khuyên

  • Cân nhắc nấu chảy sáp nến cũ để làm lọ nến mới hoặc làm sáp thơm.
  • Sáp đậu nành hòa tan được trong nước và xà phòng. Nó dễ vệ sinh và thân thiện với môi trường hơn paraffin rất nhiều. Bạn có thể dùng sáp đậu nành tan chảy làm dầu dưỡng thể.
  • Trước khi dùng bất kỳ phương pháp nào có liên quan đến nước, đảm bảo trên lọ không có dán nhãn mà có thể bị nước làm hỏng.
  • Trước khi nến lọ cháy hết hoàn toàn, nhanh tay bóc các giọt nến mới dính ở đáy lọ và vứt đi. Như vậy việc vệ sinh lọ nến sau này sẽ nhẹ nhàng hơn.

Cảnh báo

  • Nhớ đừng để sáp tan chảy trong nước và đi xuống đường ống nước thải. Nó sẽ đóng rắn trong ống và làm nghẹt ống.
  • Tránh làm thủy tinh quá nóng – nếu lọ nến quá nóng hoặc chạm trực tiếp vào bề mặt gia nhiệt, nó có thể sẽ nổ.
  • Cả hai phương pháp đông lạnh sáp và rót nước sôi vào lọ đều có nguy cơ làm bể lọ.
  • Đừng bao giờ sử dụng lò vi sóng để nấu chảy sáp bên trong lọ nến. Chân bấc được làm bằng kim loại nên có thể làm hỏng lò vi sóng hoặc gây ra hỏa hoạn.

Tin liên quan

7 thoughts on “Cách lấy sáp ra khỏi lọ nến thơm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *